• Breaking News

    Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

    Cách phân bố, lắp đặt bình cứu hỏa hợp lý nhất

    Phân bố bình cứu hỏa

    Phân bố bình cứu hỏa

     
    Hướng dẫn bố trí bình cứu hỏa hợp lý:
     
    1/ Yêu cầu chung về bình chữa cháy:
     
    – Các bình cứu hỏa cần để bảo vệ mục tiêu khỏi các mối nguy hiểm cần đc tính toán và xác định dựa vào độ quan trọng và mức độ dễ cháy của mục tiêu.
     
    – Điều cần quan tâm khi lắp đặt thêm các bình bổ sung xung quanh để việc dập lửa trở nên hiệu quả hơn, đặc biệt với các mối nguy hiểm lớn. Có khả năng bùng phát ra ngọn lửa mạnh và có khả năng lây lan cao.
     
    – Bình cứu hỏa cần được cân nhắc để có thể được lựa chọn để bảo vệ cả kết cấu của vật liệu công trình, vd bình cứu hỏa CO2 thường được dùng để bảo vệ, chữa cháy ở những nơi thường sử dụng thiết bị điện, điện tử.
     
    – Phải trang bị bình có kích cỡ phù hợp đối với từng khu nhà và vật liệu cần bảo vệ sao cho phù hợp.
     
    – Phải cung cấp lắp đặt bình cứu hỏa ở những vị trí thích hợp sẵn sàng xử lý những đám cháy loại A, B, C, D tùy vào mức độ nguy hại và bùng phát để có thể đưa ra phương án xử lý thích hợp, không để ảnh hưởng đến công trình.
     
    – Công trình có tầm quan trọng lớn được xếp hạng mối nguy hại loại B hoặc C phân theo tầm quan trọng và khu vực có người cần phải có các bình cứu hỏa loại A ngoài ra cần có thêm bình loại B, C bổ sung để có thể thỏa mãn yêu cầu PCCC của từng khu vực.
     
    – Như trên đã nói qua việc phân loại mức độ nguy hiểm cần thiết bảo vệ cũng cần phải xét theo số lượng người có mặt, lứa tuổi và khả năng có thể sơ tán, thời gian sơ tán trong trường hợp không may xảy ra hỏa hoạn.
     

    phan bo binh chua chay

    Phân bố bình cứu hỏa


     
    2/ Lựa chọn công suất bình cứu hỏa phân loại theo mối nguy hiểm hỏa hoạn có thể xảy ra:
     
    – Mỗi khu vực, tầng thường cần phải trang bị từ 2 – 3 bình chữa cháy. Đối với diện tích nhỏ hơn 100m2 cần trang bị tối thiểu 2 bình chữa cháy để đảm bảo an toàn tốt nhất.
     
    – Những mục tiêu bảo vệ cao có thể trang bị những bình cứu hỏa lớn hơn nhưng vẫn cần đảm bảo tính cơ động và khoảng cách di chuyển tới các bình vẫn trong phạm vi cho phép.
     
    – Trừ mối nguy hiểm đến từ việc phát hỏa của những đám cháy bắt nguồn tử chất lỏng và chiều dày của đám cháy dưới 0,6cm có thể dùng bình loại C.
     
    – Bình cứu hỏa công suất nhỏ hơn thực tế cần dùng có thể được sử dụng cho việc dập lửa ở những khu vực nguy hiểm chung nhưng không được xem là một thành phần tốt để tham gia chữa cháy. Có thể tham khảo bảng trên mà chúng tôi đưa ra để có được cái nhìn tổng quan nhất.
     
    4/ Phân biệt các mối nguy hiểm và sử dụng bình cứu hỏa phù hợp:
     
    – Đối với chất lỏng cháy ở độ sâu có thể xác định được như trong thùng phuy hoặc ống cống diện tích trên dưới 1m2 có thể dùng bình chữa cháy loại B.
     
    – Khi mối nguy hiểm hỏa hoạn không thể loại bỏ bằng bình chữa cháy xách tay thì cần thiết phải sử dụng xe đẩy chữa cháy để có khả năng chống lại mối nguy hiểm đó thậm chí nếu cần có thể cấp cứu được ở cả những khu vực lân cận vùng nguy hiểm.
     
    – Một điều tuy nhỏ nhưng cần quan tâm đó là khoảng cách di chuyển đến bình chữa cháy không được quá 15m.
     
    – Khi chữa những đám cháy phát ra bởi nguồn điện luôn cần ưu tiên ngắt điện trước khi cứu hỏa và nên sử dụng những đồ bảo hộ cách điện trước khi tham gia cứu hỏa để không có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra.
     
    Xem Thêm: Hướng dẫn sử dụng bình cứu hỏa bột và CO2

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét