• Breaking News

    Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

    Quy định phòng cháy chữa cháy an toàn đối với nhà cao tầng

    Quy định phòng cháy chữa cháy an toàn đối với nhà cao tầng post image

    Đối với các khu chung cư, các trung tâm thương mại, công trình công cộng hay các công ty có nhiều tầng thường là nơi tâm trung nhiều người vì thế cần chấp hành đúng các quy định phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn tính mạng con người cũng như giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra.
     

    1. Một số quy định chung:

     
    Các loại nhà cao tầng là nhà và công trình có chiều cao từ 25m đến 100m, tương ứng từ 10 tầng đến 30 tầng. ( theo quy định của TCVN 6160:1996).
     
    Theo quy định của QCVN 06:2010/BXD thì chiều cao nhà được xác định bằng chiều cao bố trí của tầng trên cùng ( không tính tầng kỹ thuật trên cùng). Chiều cao bố trí tầng xác định bằng khoảng cách từ đường cho xe chữa cháy tiếp cận tới mép dưới của cửa sổ mở trên tường ngoài tầng đó. Tầng nữa hầm được tính là tầng có một nữa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt. Còn tầng hầm là tầng hơn một nữa chiều cao nằm dưới mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
     

    1. Quy định phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng:
    2. Quy định về chữa cháy và cứu nạn:
      • Giao thông phục vụ cho công tác chữa cháy:

     

    Mặt đường phải có chiều rộng nhỏ nhất là 3,5m cho mỗi làn xe và chiều cao của khoảng không được tính từ mặt đường lên phía trên không nhỏ hơn 4,25m.
     
    Cần thiết kế đường và bãi đỗ cho xe chữa cháy, xe thang, xe cần nâng để có thể tiếp cận đến từng căn hộ hoặc gian phòng trên các tầng cao. Khoảng cách từ mép đường xe chạy đến tường nhà từ 8m đến 10m đối với các nhà cao trên 10 tầng. Các vùng có khoảng cách này không cho phép bố trí tường ngăn, đường dây tải điện trên không và trồng cây cao thành hàng.
     
    Xem thêm: Quy định cần biết về cách bố trí bình cứu hỏa
     
    Các mặt ngoài nhà nơi không có lối vào, nên bố trí các khoảng đất có chiều rộng tối thiểu là 6m và có chiều dài ít nhất là 12m  dùng để đậu xe chữa cháy. Mặt đường giao thông cho các phần diện tích đường giao thông đi qua trần hầm tầng hầm, bể nước ngầm (nếu có)… cần tính toán chính xác khả năng chịu được tải trọng của các loại xe chữa cháy khi hoạt động.
     
    Đối với những căn nhà có diện tích xây dựng lớn trên 10.000m2 hay rộng trên 100m cần phải có lối vào cho xe chữa cháy từ mọi phía.

     

    • Thang máy phục vụ chữa cháy và các phương tiện cứu nạn:

     

    • Yêu cầu về thang máy chữa cháy và các phương tiện cứu nạn:

     
     
     
    Theo quy định tại mục 5.14 QCVN 06:2010/BXD thì trong mỗi khoang cháy của các nhà có chiều cao nhỏ hơn 28m cần bố trí thang máy đáp ứng yêu cầu để có thể vận chuyển lựu lượng và phương tiện chữa cháy. Quy định tại mục 4.20 QCVN 06:2010/BXD quy định trong các ga ra ngầm có trên 2 tầng hầm thì trong mỗi khoang cháy phải có ít nhấy làm việc ở chế độ chuyên chở lực lượng chữa cháy.
     
    Đối với nhà chung cư, khách sạn, hay các loại nhà khác cao từ trên 25m vá có hơn 50 người ở một tầng phải được trang bị các phương tiện cứu người. Và cần trang bị tối thiểu 1 bộ dụng cụ phá dỡ thông thương như xà beng, cưa tay, búa, kìm cộng lực,… Ngoài ra cần trang bị các phương tiện bảo hộ chống khói và bố trí tại nơi dễ thấy, dễ lấy.
     

    • Thang máy chuyên phục vụ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp:

     

    Thang máy này được bố trí trong giếng thang đảm bảo các yêu cầu chống cháy và có phòng đệm ngăn cháy trước khi vái thang máy mỗi tầng. Theo quy định tại mục 4.23 QCVN 06:2010 xây dựng thang máy như: giếng thang máy, phòng đệm ngăn cháy, cửa đi ngăn cháy tại phòng đệm, cửa của giếng thang máy phải đảm bảo giới hạn chịu lửa. Phòng đệm có thể thiết kế chung với buồng thang thoát nạn, trong phòng đệm yêu cầu cần có họng chờ cấp nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy.
     
    Cabin phải có kích thước chiều rộng nhỏ nhất là 1.100mm, khích thước chiều sâu phải lớn hơn 1.400mm và tại trọng hơn 630kg. Lối vào cabin phải có chiều rộng hơn 800mm. Đối với thang máy được sử dụng để sơ tán người và có sử dụng băng ca hay giường hoặc thang máy chữa cháy có hai lối vào thì tải trọng phải lớn hơn 1.000kg và chiều rộng cabin là 1.100mm, chiều sâu cabin lớn hơn 2.100mm. Lưu ý vật liệu bên trong của cabin là vật liêu không cháy và phải có điện thoại chuyên dụng cho chữa cháy trong cabin thang máy.
     
    Ở tầng trệt ( tầng 1) thang máy chữa cháy nên có cửa ra thông ra ngoài hoặc qua lối đi không quá 30m. Tốc độ của thang máy chữa cháy phải đảm bảo thời gian đi từ tầng phục vụ chữa cháy ( thường là tầng trệt) đến tầng cao nhất không quá 60 giây. Hệ thống điện cấp cho thang máy và chiếu sáng phải gồm các nguồn điện cung cấp chính và phụ với đường cáp chống cháy.
     

    Quy trình nạp bình bột chữa cháy

    Máy tự động phun bột chữa cháy vào trong bình theo tiêu chuẩn định lượng


     
    • Lối ra mái:

     
    Với các nhà có chiều cao từ 10m trở lên tính đến diềm mái hay mép trên của tường ngoài (tường chắn) có các lối ra trực tiếp từ các buồng thang bộ hoặc đi qua tầng áp mái, hay đi theo lối cầu thang bộ loại 3 hoặc đi theo thang chữa cháy ngoài nhà. Số lượng lối ra mái và việc bố trí phải dựa trên tính nguy hiểm của đám cháy theo công năng sử dụng và kích thước của ngôi nhà, phải có ít nhất 1 lối ra. Mỗi lối ra phải có khoảng cách nhỏ hơn hoặc bằng 100m theo chiều dài của căn nhà có tầng áp mái và diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 1.000m2 mái của căn nhà không có tầng áp mái thuộc nhóm F1, F2, F3, F4 (theo quy định tại mục 5.7; 5.8 QCVN 06:2010/BXD).
     

    1. Quy định bật chịu lửa:

     
    Nhà cao tầng cần được thiết kế với bậc chịu lửa 1 và giới hạn chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện chính và vật liệu để làm các cấu kiện được quy định định tại mục 5.1 TCVN 6160:1996.
     

    1. Khoảng cách phòng cháy chữa cháy:

     
    Các nhà ở, công trình công cộng trong cùng một dự án hay một khu đất thì khoảng cách phòng cháy chữa cháy được xác định theo mục E1, phụ lục E QCVN 06:2010/BXD. Khoảng cách PCCC từ công trình đến đường ranh giới khu đất trong khoảng từ 0m đến 1m phải đảm bảo tường ngoài phải là tường ngăn cháy loại 1 (REI 150) với loại nhà có bật lựa I và II, tường ngăn cháy loại 2 (REI 60) với nhà có bậc chịu lửa III và IV. Bề mặt ngoài của tường ngoài không nên sử dụng các vật liệu có tính nguy hiểm cháu cao hơn nhóm CH1 và LT1.
     
    Khoảng cách PCCC từ công trình đến đường ranh giới khu đất trong khoảng >1m được phép bố trí, cấu tạo một số phần diện tích của bề mặt tường ngoài có tính chịu lực thấp hơn yêu cầu đối với một tường ngăn cháy và được gọi là phần diện tích không được bảo vệ chống cháy của tường.
     

    Giám đốc đi kiểm tra dây truyền nạp bình chữa cháy


     
    1. Quy định lối ra thoát nạn:
      • Kiểu lối ra thoát nạn:

     

    Các nhà có chiều cao lớn hơn 28m, cũng như trong các nhóm F5 hạng A hay B phải bố trí các buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1. Theo quy định tại mục 3.4.12. QCVN 06:2010/BXD cho phép:
     
    + Không bố trí quá 50 % buồng thang bộ loại N2 trong nhà nhóm F1.3 dạng hành lang

    + Không bố trí quá 50% buồng thang bộ loại N2 hoặc N3 có áp suất không khí cháy trong nhà nhóm F1.1, F1.2, F2, F3 và F4.

    + Buồng thang bộ loại N2 và N3 cần bố trí có chiếu sáng tự nhiên và luôn có áp suất không khí dương trong nhà F5 hạng A hoặc B.

    + Buồng thang bộ loại N2 hay N3 phải bố trí có áp suất không khí dương khi cháy trong các nhà hạng B nhóm F5.

    + Buồng thang loại N2 hay N3 nên bố trí có áp suất không khí dương khi cháy trong các nhà nhóm F5 hạng C và D.  Lưu ý khi bố trí buồng thang bộ loại L1 thì buồng thang cần được phân khoang bằng vách ngăn cháy đặc qua mỗi 20m chiều cao và lối đi từ khoang này qua khoang khác của buồng thang.
     

    • Lối ra thoát nạn từ tầng hầm hoặc tầng nữa hầm:

     
    Tại quy định mục 3.2.2. QCVN 06:2010/BXD, các lối từ tầng nữa hầm và tầng hầm là lối ra thoát hiểm khi thoát nạn trực tiếp ra ngoài và tách biệt với các buồng thang bộ chung của nhà được phép bố trí như sau:
     
    + Lối ra thoát nạn từ tầng hầm đi qua các buồng thang bộ chung có lối riêng ra bên ngoài ngăn cách với phần còn lại của buồng thang bộ bằng vách ngăn cháy loại 1.

    + Đáp ứng các yêu cầu của mục 4.24 QCVN 06:2010/BXD đối với các lối ra thoát nạn từ tầng hầm có bố trí gian phòng hạng C, D, E vào các gian phòng hạng C 4, D, E và sảnh vào nằm trên tầng một của nhà nhóm F5.

    + Các lối ra thoát hiểm từ phòng chờ, phòng gửi đồ, phòng hút thuốc và phòng vệ sinh ở tầng nữa hầm hay tầng hầm nhà nhóm F2, F3, F4 đi vào sảnh của tầng 1 theo hướng các cầu thang bộ riêng loại 2.

    + Khoang đệm, khoang đệm kép trên lối tra ngoài trực từ nhà  hay tầng hầm và tầng nữa hầm
     

    nha-nhap-khau-binh-cuu-hoa-trung-quoc-2

    Nhập bình cứu hoả bột từ 0.5kg đến 35kg


     
    • Số lối ra thoát nạn:
    • Lối ra thoát nạn của tầng ga ra ô tô:

     

    Theo quy định tại mục 4.14 QCVN 08:2009/BXD từ mỗi tầng của một khoang cháy của ga ra ( k tính ga ra cơ khí) cần có ít nhất 2 lối ra thoát hiểm phân tán dẫn trực tiếp ra bên ngoài hay vào lồng thang bộ. Được bố trí một trong các lối thoát hiểm trên đường dốc cách ly. Lối đi theo các thếm của đường dốc tầng lửng vào lồng thnag bộ cũng được xem là lối thoát hiểm. Các đường dốc trong các nhà ga ra được sử dụng đồng thời làm đường thoát hiểm nên phải có vỉa hè rộng không được nhỏ thơi 0,8m ở một phía đường dốc. Đường thoát hiểm là cầu thang bộ phải có chiều rộng ít nhất 1m.
     

    • Lối ra thoát nạn của gian phòng:

     
    Theo quy định tại mục 3.2.5. QCVN 06:2010/BXD các gian phòng phải có ít nhất 2 lối thoát nạn.

     

    • Lối ra thoát nạn của các tầng, công trình:

     
    Theo quy định tại mục 3.2.6 QCVN 06:2010/BXD các tầng nhà thuộc nhóm F 1.1; F 1.2; F 2.1; F 2.2; F 3; F 4 phải có ít nhất 2 lối ra thoát nạn.
     
    Theo quy định tại mục 3.2.7 QCVN 06:2010/BXD số lối ra thoát nạn từ một tầng không được ít như 2 nếu tầng này có gian phòng yêu cầu lối thoát nạn không được ít hơn 2. Số lối ra thoát nạn từ một ngôi nhà không được ít hơn số lối thoát nạn từ bất kì tầng nào của ngôi nhà đó.

     

    • Quy định bố trí lối ra thoát nạn:

     
    Theo quy định tại mục 3.2.8 QCVN 06:2010/BXD khi có từ hai lối ra thoát nạn trở lên cần được bố trí phân tán ( trừ các lối ra từ hành lang vào các buồng thang bộ không nhiễm khói).
     

    • Quy định kích thước lối ra thoát nạn:

     
    Theo quy định tại mục 3.2.9 QCVN 06:2010/BXD chiều cao thông thủy cho lối ra thoát nạn không đucợ nhỏ hơn 1,9m và chiều rộng thông thủy được quy định cụ thể cho các gian phòng theo từng nhóm.
     

    1. Quy định đường thoát nạn:

     
    Đường thoát nạn là một đường di chuyển liên tục và không bị chặn lại ở bất lì một điểm nào trong nhà hay công trình đến lối ra bên ngoài. Đường thoát nạn được bố trí theo quy định tại mục 3.3.6 QCVN 06:2010/BXD.
     

    1. Quy định cầu thang bộ và buồng thang bộ thoát nạn:

     
    Theo quy định tại mục 3.4.1 QCVN 06:2010/BXD chiều rộng của bản thang bộ được dùng để thoát người ( kể cả thang đặt trong buồng thang bộ) không nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỳ lới ra thoát nạn nào. Đối với nhà nhóm F1.1 thì chiều rộng không nhỏ hơn 1,35 m, còn ddói với nhà có số người trên tầng bất kỳ ( không tính tầng trệt) lớn nhơn 200 người chiều rộng của bản thang bộ phải lớn hơn 1,2m, chiều rộng bản thang lớn nhỏ nhất 0,7m đối với cầu thang dẫn tới các chỗ làm việc đơn lẽ và không nhỏ hơn 0,9m đối với các trường hợp còn lại.
     
    Theo quy định tại mục 3.4.2 QCVN 06:2010/BXD độ dốc của các thang bộ trên các đường thoát nạn phải nhỏ hơn 1:1 (45), bề mặt các bậc có chiều rộng không nhỏ hơn 25cm và chiều cao không lớn hơn 22cm.
     
    Xem thêm: Mẫu bình khí co2 thuỷ sinh sắp được tung ra thị trường
     

    1. Hệ thống báo cháy tự động:

     
    Theo quy định tại mục 6.1.3. TCVN 3890:2009 và mục 12.1. TCVN 6160:1996 các nhà cao tầng cần phải thiết kế hệ thống báo cháy tự động và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống báo cháy theo quy định tại TCVN 5738:2001.
     

    1. Hệ thống cấp nước chữa cháy:

     
    quy-trinh-san-xuat-binh-cuu-hoa-1
     

    • Hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà và ngoài nhà:

     
    Theo quy định tại mục 8.1 & 8.2 TCVN 3890:2009 các nhà cao tầng phải thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy bên ngoài nhà và hệ thống họng nước phục vụ chữa cháy trong nhà đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của hệ thống cấp nước chữa cháy và hệ thống họng nước chữa cháy đúng theo quy định của TCVN 2622:1995; TCVN 4513:1988.
     

    • Họng nhận nước từ xe cứu hỏa:

     
    Đối với các nhà cao tầng hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà phải có họng nhận nước từ xe cứu hỏa phục vụ cho công tác chữa cháy thuận lợi và nhanh chóng dập tắt đám cháy.
     

    • Hệ thống chữa cháy Sprinkler tự động:

     
    Theo quy định tại phụ lục C TCVN 3890:2009 các nhà cao tầng phải có thiết kế hệ thống chữa cháy Sprinkler tự động đúng yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy Sprinkler đúng theo quy định của TCVN 2622:1995; TCVN 4513:1988; TCVN 7336:2003.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét