• Breaking News

    Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

    Xác suất nổ bình chữa cháy trong xe phân tích một cách khoa học

    Xác suất nổ bình chữa cháy trong xe phân tích một cách khoa học post image

     
    Đối diện với nguy cơ cháy nổ trong mùa hè khô hạn để giúp cho gia đình, công ty an toàn trước nguy cơ hỏa hoạn, làm hại cho bản thân, gia đình và đồ đạc, tài sản thì việc trang bị những vật tư PCCC như binh chua chay là rất quan trọng.
     
    Cũng theo thông tư 57 của BCA bắt buộc bắt đầu từ ngày 6/1/2016 những phương tiện lưu thông trên đường từ 4 chỗ ngồi trở lên cần trang bị bình cứu hỏa chữa cháy khi cần thiết.
     
    Quyết định này đã dấy nên nghi vấn, lo lắng và ý kiến trái chiều về việc có an toàn hay không khi trang bị bình chữa cháy trên phương tiện. Nhất là thời gian gần đây thuòng xuyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng thường xuyên cập nhật các vụ việc bình chữa cháy phát nổ trong xe gây hư hại về tài sản thậm chí gây ảnh hưởng đến con người.
     
    Vậy về góc độ khoa học, có hay không chuyện bình chữa cháy phát nổ trong xe ? khả năng và mức ảnh hưởng của vụ nổ nếu có thể xảy ra ? và những loại bình nào có khả năng phát nổ cao nhất ? điều gì khiến bình cửu hỏa phát nổ ?

     

    binh cuu hoa phat no trong o to

    binh cuu hoa phat no trong o to

     

    Bình chữa cháy dập lửa như thế nào ?
     
    Những loại bình chữa cháy cơ bản có thể gặp trên thị trường thường sử dụng bột chữa cháy, CO2. Ta có thể xem cấu tạo bên trong những bình chữa cháy phổ biến nhất hiện nay Bình khí nén CO2, bột:

     

    binh-cuu-hoa-bot-amerex-b570_binh-cuu-hoa

    Thông số bình cứu hỏa bột Amerex B570 nhập khẩu

     

    Trực quan nhất có thể dễ thấy mỗi chiếc bình chữa cháy cấu tạo bởi 4 thành phần chính:
     
    – Vỏ bình.

    – Chốt hãm.

    – Tay xách, van bóp.

    – Loa phun.
     
    Trong đó phần quan trọng và được gia công kỹ càng nhất là vỏ bình được làm bằng thép có khả năng chịu lực cao thường được sơn màu đỏ dễ dàng nổi bật trong các công trình và để người dùng dễ nhận biết trong hỗn loạn.
     
    Cụm van bóp, tay xách có một chốt hãm ở phía trên để đảm bảo chất lượng khí trong bình, không cho không khí bên ngoài lọt vào trong bình cũng như để đảm bảo bình mới chưa từng qua sử dụng.
     
    Bên trong bình thường có 1 ngăn nhỏ hoặc bình riêng để chứa lượng khí trơ nén lỏng ở áp suất ca, nhất là ở những bình bột. Nhằm không dẫn lửa và tách ngọn lửa ra khỏi oxy.
     
    Ngoài ra khí trơ như CO2 được nén lỏng khi thoát ra khỏi bình còn có tác dụng làm lạnh, thu hút nhiệt lượng từ đám cháy nhanh hơn dập tắt đám cháy nhanh nhất.

     

    Tiếp theo đến việc bình chữa cháy có thể nổ không ?
     
    Thông thường nhiệt độ tốt nhất để bảo quản binh chữa cháy là từ -10 ~ 60 độ C trong khi nhiệt độ thông thường của một chiếc ô tô để ngoài nắng không che đậy có thể lên đến 60 – 70 độ C. là nhiệt độ hoàn toàn có thể khiến bình cứu hỏa phát nổ.
     
    Trên thực tế qua nhiều thí nghiệm thực tế thì bình chữa cháy hoàn toàn có thể phát nổ khi nhiệt độ tăng lên cao. Còn xét về khía cạnh lý thuyết, khoa học thì khi nhiệt độ gia tăng thì thể tích của chất lỏng và chất khí cung như áp suất trong bình sẽ gia tăng dễ dẫn đến việc vỏ bình chịu không nổi và gây nên hiện tượng nổ.
     
    Theo một nghiên cứu và thông số kỹ thuật thì thông thường một vỏ bình cứu hỏa có khả năng chịu được áp suất lên đến 720 psi tương đương với khoảng 4 triệu áp suất pascal.
     
    Trong 1 thí nghiệm khác khi quăng bình cứu hỏa vào bếp lửa thì đúng là bình có nổ tuy nhiên đối với nhiệt độ 80 độ C các nhà khoa học đã phơi chiếc bình cứu hỏa trong 1 tuần liền mà chiếc bình không hề sao. Lời giải thích được đưa ra đó là tất cả các bình cứu hỏa đều có khả năng chịu được gấp 3 lần áp suất so với bình thường. Ngoài ra khi vỏ bình không chịu được áp suất thì đối với những tiêu chuẩn sẽ có một van an toàn sẽ tự động bật ra khỏi bình nhằm giảm áp suất cho bình một cách nhanh nhất mà không gây bất cứ nguy hiểm nào cho người sử dụng.
     
    Vậy điều gì khiến những bình cứu hỏa phát nổ ?
     
    Thực sự thì những nguy cơ luôn tồn tại trong mỗi chiếc bình chữa cháy nhất là những bình trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ, những chiếc bình trôi nổi trên thị trường, những bình lâu không được bảo trì khiến cho chất lượng vỏ bình giảm xuống đến mức thấp, khả năng chịu đựng áp suất của vỏ bình giảm xuống đáng kể. Khả năng rò rỉ khí, mất khả năng chữa cháy cũng sẽ cao hơn.

     

    Để an toàn nhất trong việc sử dụng bình hiện nay bạn nên chọn cho mình chiếc bình tốt nhất, được kiểm định kỹ càng và được dán tem kiểm định bởi BCA. Bạn có thể xem thêm những bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bình chữa cháy được kiểm định:
     
    Xem Thêm:
     
    Nhà phân phối bình chữa cháy được kiểm định đầu tiên tại Việt Nam

    Mua bình chữa cháy được kiểm định ở đâu ?

     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét